“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”  cho thấy nhờ các hoạt động nhóm mà chúng ta có thành công. Trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Vậy làm thế nào để phát triển nhóm ngày một tốt hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ bí quyết phát triển nhóm dưới đây nào.

Khái niệm về nhóm?

Nhóm không chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung.

Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác, hỗ trợ với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.

Có rất nhiều nhóm làm việc, có thể là: Nhóm học tập, nhóm dự án, nhóm cùng sở thích… Nhưng dù là nhóm gì đi nữa thì tất cả đều được xây dựng trên tinh thần đồng đội, tôn trọng và tin tưởng nhau.

xây dựng nhóm là gì?
khái niệm nhóm là gì?

>>>Xem thêm: Những lưu ý để làm việc nhóm hiệu quả

Vậy thế nào là một nhóm làm việc hiệu quả?

Đầu tiên, phải kể đến chính là năng suất, chất lượng hoàn thành công việc.

 Điều thứ hai quan trọng không kém chính là các thành viên trong team đều có sự tôn trọng, quan tâm chân thành với nhau, không ích kỷ, vì lợi ích cá nhân hay đổ lỗi. Tất cả đều đoàn kết và hợp sức để đạt được mục tiêu nhóm đã đề ra.

Thế nào là nhóm làm việc hiệu quả?
nhóm làm việc hiệu quả

Để nhóm là việc hiệu quả bạn nên ứng dụng các phần mềm quản lý công việc vào việc quản lý nhóm của bạn. Để quản lý công việc của các thành viên trong nhóm mình một cách tổng quan và chi tiết nhất.

>>>Xem thêm: Làm việc nhóm – thời đại công nghệ

Hình thành và bí quyết phát triển nhóm

Nhóm được hình thành qua 4 bước cơ bản:

Bước 1: Tạo dựng : ở bước này các thành viên pahir tìm hiểu nhau và kết nối để xây dựng các thành viên thành một nhóm với nhau.

Bước 2: xung đột : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Các bè phái được hình thành. Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm.

Bước 3: Ổn định :Trong gia đoạn này các thành viên đã bắt đầu thích nghi và quen với công việc. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ tăng lên trong hiệu quả công việc.

Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.

các bước hình thành và bí quyết phát triển nhóm
hình thành và phát triển nhóm

>>>Xem thêm: Làm việc nhóm – thời đại công nghệ

Các kỹ năng cần có khi làm việc nhóm nên có để phát triển nhóm

Các kỹ năng cần có trong một nhóm là:

  • Kỹ năng tổ chức công việc
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Lắng nghe
  • Thuyết phục và đàm phán
  • Tôn trọng và hỗ trợ nhau
  • Chung sức và chia sẻ khó khăn, công việc với nhau.
Các kỹ năng cần phải có khi làm nhóm
Các kỹ năng nhóm cần thiết

Những điều nên tránh trong nhóm để xây dựng nhóm tốt

  • Nể nang các mối quan hệ như quen biết, người thân, bạn bè…
  • Không nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
  • Không tập trung và chú ý đến công việc của mình

Làm việc nhóm đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lập kế hoạch,… Vì thế, muốn làm việc nhóm phát triển và thành công, mỗi cá nhân trong nhóm cần chú trọng phát triển mình và hỗ trợ tin tưởng lẫn nhau. Nếu mình vì họ thì họ cũng sẽ vì mình. Đó chính là yếu tố đem đến thành công cho cuộc sống chúng ta.

>>>Xem thêm: Chiến Lược Giải Quyết Xung Đột Trong Doanh Nghiệp