Mục Lục
Thời đại công nghệ 4.0, thế giới thay đổi và Việt Nam thay đổi. Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần có những giải pháp công nghệ để có thể gia tăng năng suất và nâng cao tính hiệu quả trong tất cả các khâu. Đổi mới công nghệ Việt Nam gặp nhiều vấn đề để có thể bắt kịp bước tiến công nghệ đổi mới, sáng tạo.

1. Vai trò của đổi mới công nghệ Việt Nam tới năng lực sản xuất
Đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp chú trọng trong tất cả các khâu từ khâu cung ứng, vận hành đến thành phẩm và thu lợi nhuận.
Thành phần công nghệ cơ bản
- Công cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu (còn gọi là phần cứng của công nghệ);
- Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết;
- Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý;
- Con người (Ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ).

Đổi mới công nghệ là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Nội dung hoạt động đổi mới công nghệ Việt Nam:
- Đổi mới sản phẩm
- Đổi mới quy trình sản xuất
Những doanh không kịp thời nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo, kinh doanh theo phương thức truyền thống sẽ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường rất lớn.
Thực tiễn cho thấy, đổi mới công nghệ là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ Việt Nam sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.
>>>Xem thêm:
2. Thực trạng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam
Khảo sát mới đây của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, chỉ có 23% số các DN được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong khi cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các hỗ trợ khác chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ chưa thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, nhiều công nghệ thuộc thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước và 75% máy móc đã hết khấu hao. Kết quả này phần nào phản ánh tình trạng chậm đổi mới công nghệ.

Thực tế
Thực tế, số lượng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng trong đó có 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Với việc công nghệ không được coi là lĩnh vực ưu tiên khi bắt đầu kinh doanh.
3. Một số đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ Việt Nam
Yêu cầu sống còn là đổi mới công nghệ Việt Nam. Chúng ta sẽ xét theo từng phía để tìm ra hướng giải quyết.
Về phía cơ quan quản lý
- Cải thiện hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ đối với DN. Đồng thời, cắt giảm những thủ tục, giấy tờ không cần thiết, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn, công nghệ hỗ trợ nhanh nhất.
- Hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực DN và quảng cáo sản phẩm.
- Hỗ trợ DN nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo, thuê chuyên gia thiết kế, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi quy trình công nghệ.

Về phía doanh nghiệp
- Nâng cao tiềm lực tài chính của DN và tăng cường mở rộng hợp tác, quan hệ với DN cùng ngành.
- Áp dụng đổi mới công nghệ theo từng giai đoạn. Theo đó, DN có thể phân nhỏ quá trình đầu tư theo chu kỳ kinh doanh hoặc xem xét cải tiến từng công đoạn nhằm giảm sức ép về vốn đầu tư.
- Tăng cường liên kết, hợp tác tốt với các DN có vốn đầu tư nước ngoài để thuận lợi hơn trong nắm bắt tiêu chuẩn, kỹ thuật mới, tiếp cận tri thức và công nghệ mới.
Doanh nghiệp nên ứng dụng phần mềm quản lý công việc sản xuất để có thể tối đa hóa hiệu suất công việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng và bền vững. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: