Bản kế hoạch kinh doanh hiểu đơn giản chỉ là một bản phát họa lại những nội dung, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời hạn nào đó. Trong đó liệt kê ra những định hướng, mục tiêu trong tương lai một cách chi tiết về các vấn đề như chiến lược bán hàng, marketing, nhân sự, tài chính,.. Một bản kế hoach kinh doanh càng chi tiết càng dễ thực hiện.

Vì sao cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Không chỉ trong kinh doanh mà khi làm bất cứ việc gì cũng cần lên kế hoạch để triển khai công việc là điều hết sức cần thiết. Trước khi bắt tay vào việc, bạn cần có một bản kế hoạch hoàn hảo, công việc mới hoàn thành tốt nhất có thể, nhất là trong công việc kinh doanh.

kế hoạch kinh doanh

>>>Xem thêm:

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh

Bước 1: Tìm hiểu thị trường

Việc đầu tiên để lập một bản kế hoạch kinh doanh đó là tìm hiểu kĩ thị trường. Như câu nói: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Thương trường khốc liệt, để vươn lên vị trí dẫn đầu cần hiểu rõ các yếu tố xung quanh.

Đặc biệt phải tìm hiểu kỹ về ngành hàng bạn đang hoạt động, xu hướng phát triển hoạt giao tiếp với những người trong ngành để tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó.

Tìm hiểu thị trường

Bên cạnh đó cần tìm hiểu về thị trường đang muốn thâm nhập, hiểu nhu cầu và mong muốn của tập khách hàng mục tiêu và đối thủ. Trang bị cho mình đầy đủ sẽ giúp bạn tư tin hơn để bắt đầu kinh doanh.

Bước 2:  Xác định mục tiêu kế hoạch kinh doanh

Một cuộc đua đều có có điểm xuất phát và đích đến. Mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng, là đích đến cho mọi ý tưởng của bạn. Liệt kê các mục tiêu để bạn bám sát hoàn thiện tầm nhìn đó, từ đó thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

>>>Xem thêm: Bí quyết kinh doanh hiệu quả

Bước 3: Xác lập biểu đồ SWOT

Lập biểu đồ SWOT giúp bạn liệt kê, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức nào cần đối mặt. Khi đã hiểu rõ được bản thân sản phẩm. Doanh nghiệp của mình bạn sẽ dễ dàng xây dựng bản kế hoạch hiệu quả

Xác lập biểu đồ SWOT

Bước 4: Tìm hiểu Insignt khách hàng

Cốt lõi của kinh doanh chính là khách hàng. Chính vì vậy muốn kinh doanh thành công và đạt mục được mục tiêu doanh số thì đầu tiên phải hiểu khách hàng. Khách hàng bản bạn là ai? Họ có sở thích, tích cách như thế nào? Đặc điểm hành vi ra sao?

Một khi đã hiểu khách hàng của bạn thì bạn mới biết có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn khách hàng một cách tốt nhất.

Bước 5: Kế hoạch Marketing

Cho dù bạn đang có dự định bán hàng online hay offline thì bạn cũng cần có kế hoạch để quản bá, truyền thông cho nó. Đây là bước quan trọng để sản phẩm tiêu cận với khách hàng và quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Có một kế hoạch marketing ngay từ ngày đầu khởi nghiệp. Giúp doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn, mở rộng thị trường dễ dàng hơn.

Kế hoạch Marketing
Kế hoạch marketing

Để có một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh cần nghiên cứu và đánh giá các phương tiện truyền thông nào cần được đưa vào sử dụng

Bước 6: Tổ chức quản lý nhân sự

Tất nhiên doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng phát triển. Đồng nghĩa với nhân sự ngày càng tăng lên hàng chục, hàng trăm người. Điều này bắt buộc bạn phải có hệ thống chuyên môn. Giúp bạn lên kế hoạch đào tạo, quản lý và phát triển kỹ năng cho nhân viên.

>>>Xem thêm: Kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Đừng coi thường việc quản lý dòng tiền. Nếu bạn không có kế hoạch phân bổ tiền hợp lý thì có thể bị lỗ lúc nào không hay. Những khoản chi, thu đều phải được đưa vào kế hoạch cụ thể

Lập kế hoạch quản lý tài chính
kế hoạch chi tiêu

Bước 8: Kế hoạch kinh doanh thực hiện

Bước cuối cùng là lập bản kế hoạch triển khai từng bước. Xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Và phân tích mức độ tác động của nó. Đảm bảo mọi thứ đi theo quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn.

Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp nhà quản trị thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí. Từ đó tiếp tục phát huy những mặt tích cực và đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm khai thác tiềm năng sử dụng từng yếu tố. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp

Hy vọng bài biết trên đây mà JobChat đã chia sẻ giúp bạn lên một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Hỗ trợ cho quá trình vươn cao vươn xa cảu doanh nghiệp bạn.

Để lập bản kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả thì bạn cũng cần phải ứng dụng phần mềm quản lý công việc online hàng ngày.

>>>Xem thêm: Các bước để xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả.