Trong bất kỳ doanh nghiệp nào đều cần phải có tầm nhìn và sứ mệnh. Nếu bạn là nhà quản trị thì điều này chắc hẳn không còn xa lạ đối với bạn. Bởi lẽ, bất kỳ nhà quản trị nào trong doanh nghiệp đều phải xác định được tầm nhìn và xứ mệnh của doanh nghiệp hướng tới.

Tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp

1.Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn tập trung vào tương lai. Nó là nguồn cảm hứng và động lực. Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.

Nó thường không chỉ mô tả tương lai của doanh nghiệp mà còn mô tả tương lai của toàn ngành/ lĩnh vực doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Nó thậm chí còn tạo ra xu thế ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội.

2.Sứ mệnh là gì?

sứ mệnh là gì?

Là lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại.

Nội dung chính của một bản sứ mệnh

  • Khách hàng: ai là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công ty?
  • Sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi: dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?
  • Thị trường: công ty cạnh tranh tại thị trường nào?
  • Công nghệ: công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không?
  • Sự quan tâm đối với vấn đề quan trọng khác: như sự sống còn, phát triển; khả năng sinh lời: công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh doanh nào khác hay không?
  • Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của công ty?
  • Tự đánh giá về mình: những năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?
  • Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có là mối quan tâm chủ yếu đối với công ty hay không?
  • Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty với nhân viên như thế nào?

>>> Gợi ý: phần mềm quản trị doanh nghiệp

3.Bạn có phân biệt được tầm nhìn và sứ mệnh?

Trong một số trường hợp, các bạn còn nhầm lẫn tầm nhìn và sứ mệnh. Việc phân biệt rõ tầm nhìn và sứ mệnh sẽ giúp công ty xác định rõ phương hướng hoạt động đưa công ty phát triển.

Phân biệt sứ mệnh và tầm nhìn

Tầm nhìn và sứ mệnh cần hỏi

  • Tầm nhìn: Làm thế nào?
  • Sứ mệnh: Đến đâu?

Trả lời

  • Tầm nhìn: “Chúng ta làm gì?, Điều gì làm chúng ta khác biệt?”
  • Sứ mệnh: “Chúng ta nhắm mục tiêu đến đâu?”

Chức năng

  • Tầm nhìn: Xác định những biện pháp thành công của doanh nghiêp và sứ mệnh được viết ra để dành cho lãnh đạo, nhân sự và những nhà cổ đông.
  • Sứ mệnh: Lập danh sách để biết bạn có thể thấy bạn có thể ở đâu trong những năm tới. Điều này sẽ giúp bạn làm việc nỗ lực hơn.

Mục đích

  • Tầm nhìn: Chúng ta đang làm gì bây giờ? Chúng ta làm cho ai? Lợi ích là gì? 
  • Sứ mệnh: Chúng ta đang hướng đến đâu? Khi nào bạn muốn đạt được đích đến đó? Chúng ta muốn làm nó như thế nào?

Đặc tính và hiệu lực

  • Tầm nhìn: Mục đích và giá trị của doanh nghiệp: Khách hàng chính của doanh nghiệp là ai? Trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng là gì?
  • Sứ mệnh: Làm rõ sự mơ hồ. Mô tả một tương lai tươi sáng

>>> Bài viết cùng chủ đề:

4.Tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp thường gặp những sai lầm gì?

Tác hại của mạng xã hội
  • Không rõ ràng về ý nghĩa hay không rõ chúng biểu trưng cho điều gì.
  • Chúng tồn tại trong môi trường lý tưởng. Trên thực tế, chúng phải là hai thành phần cấu thành một nền tảng thương hiệu lớn hơn. Chúng không thể “sống” ngoài việc nằm trên tập tài liệu nào đấy hay là một tấm khẩu hiệu trong phòng giám đốc.
  • Hầu hết chúng đều máy móc, sáo rỗng, và tràn ngập những từ ngữ hoa mỹ và biệt ngữ chuyên ngành.
  • Nhiều tuyên bố không chỉ xa rời nhân viên mà còn đi chệch hướng so với thị trường mục tiêu.
  • Khi bạn nghiêm túc với chúng, thì thực sự lại không có ý tưởng cốt lõi nào ở đây cả.
  • Chúng hoàn toàn có thể hoán đổi với các tuyên bố của công ty khác, kể cả giữa đối thủ cạnh tranh với nhau.
  • Chúng khá chung chung,có thể áp dụng rộng rãi, và không gây nhiều tranh cãi. Về cơ bản, chúng không hướng đến đối tượng nào hay chẳng truyền cảm hứng cho ai cả.
  • Hầu hết mọi người đều thấy chán nản, kiệt sức với quá trình này.
  • Chúng không đủ ngắn gọn để ghi nhớ hoặc tạo được động lực.
  • Chúng không có gì thú vị hay truyền động lực được cả.
  • Đội ngũ làm việc không tiếp thu chúng.
  • Chúng chỉ được thừa nhận ngoài miệng và không có gì hơn.

5.Xác định vị trí doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ

Việc quản lý doanh nghiệp hêt sức quan trọng trong việc xác định vị trí doanh nghiệp của bạn đang ở đâu cũng như có thể ở đâu trong những năm tới.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý công việc được xem là bước tiến dài trong việc quản lý doanh nghiệp. Dù bạn là ai trong doanh nghiệp nếu bạn sử dụng phần mềm quản lý công việc cá nhân thì công việc của bạn sẽ được tối ưu hóa.

Bạn có thể theo dõi công việc của bạn dù bạn ở bất kỳ đâu. Dù bạn dùng điện thoại thông minh hay máy tình thì bạn đề có thể làm việc với phần mềm quản lý công việc.